Đề xuất tăng lương tối thiểu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày 9.9.
Tại phiên họp này,êucầuBộLĐspotify Chính phủ tập trung thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2023, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công.
Đánh giá chung về tình hình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong tháng 8 và 8 tháng năm 2023, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn, an sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.
Yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân lao động
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm 13,1% trong 8 tháng, sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp vẫn giảm sâu. Doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Đời sống một bộ phận người dân khó khăn. Tình hình sạt lở, ngập úng, thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống…
Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân lao động, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Chính phủ về phương án trình Bộ Chính trị, T.Ư, Quốc hội về lộ trình cải cách tiền lương và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TƯ.
Trước đó, trong tháng 8, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất để bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.
Đại diện phía người lao động là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5 - 6%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của thành viên hội đồng đề nghị lùi thời điểm xem xét điều chỉnh tiền lương để doanh nghiệp có điều kiện duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Khảo sát của Bộ LĐ-TB-XH tại 63 tỉnh, thành phố trong 4 tháng đầu năm cho thấy, hơn 500.000 người bị ảnh hưởng đến việc làm, trong đó có gần 300.000 người thôi việc.
Số lao động thôi việc, mất việc tập trung ở các tỉnh có khu công nghiệp, khu kinh tế lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Do đó, các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất cần thêm thời gian để đánh giá về các yếu tố tăng lương tối thiểu.
Dự kiến, phiên họp tiếp theo được lùi vào cuối tháng 11 tới để chốt lại phương án và thời điểm tăng lương tối thiểu trong năm 2024.
Theo khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 do Ban Chính sách pháp luật và Viện Công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp thực hiện trong tháng 4, tiền lương cơ bản hằng tháng của người lao động nhận được trung bình là khoảng 6 triệu đồng/tháng (không bao gồm tiền làm thêm giờ).
Thu nhập trung bình của các lao động được khảo sát đạt hơn 7,8 triệu đồng/tháng. Trong đó, tiền lương cơ bản chỉ chiếm 76,7% thu nhập hằng tháng của họ; 23,3% khác đến từ tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp của doanh nghiệp.
Bà Phạm Thị Thu Lan, Phó viện trưởng Viện Công nhân công đoàn, cho hay: "Năm nay, người lao động gặp khó khăn hơn so với các năm trước, bởi doanh nghiệp cũng gặp khó khăn hơn, không có đơn hàng. Hơn nữa, năm nay nhiều mặt hàng từ điện, nước, chi phí lương thực đến giá cả sinh hoạt đều tăng... trong khi lương không tăng".
Hiện, lương tối thiểu của người lao động làm việc trong doanh nghiệp ở vùng 1 là 4,68 triệu đồng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng; vùng 4 là 3,25 triệu đồng. Mức lương tối thiểu hiện tại tăng 6% so với trước ngày 1.7.2022.
Xem nhanh 12h ngày 11.9: Thời sự toàn cảnh